1. Tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, giá trị gia tăng cao. Tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước; khuyến khích mở rộng diện tích nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh và bán thâm canh (đặc biệt là các công ty, doanh nghiệp); nhân rộng mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn; phát triển ổn định, bền vững mô hình nuôi tôm sinh thái, nuôi tôm sạch (tôm - lúa, tôm - rừng, rừng - tôm)...Thực hiện có hiệu quả Chương trình khai thác hải sản trong Chiến lược phát triển kinh tế biển. Tập trung xây dựng và phát triển thêm nhiều cánh đồng lớn nâng cao chuỗi giá trị gia tăng, phát triển bền vững, hiệu quả và liên kết bao tiêu lúa gạo; xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu sản phẩm lúa, gạo chất lượng cao mang thương hiệu Bạc Liêu. Thực hiện các giải pháp nhằm ổn định phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, quan tâm đến chăn nuôi tập trung, chăn nuôi theo chuỗi liên kết, tổ hợp tác, HTX. Tiếp tục thực hiện trồng cây xanh theo “Đề án trồng một tỷ cây xanh” của Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh thực hiện trồng rừng trên đất bãi bồi ven biển và trồng rừng trên các khu vực bị sạt lở, tăng cường công tác bảo vệ, khôi phục, trồng mới rừng phòng hộ ven biển để gây bồi, tạo bãi, bảo vệ công trình đê điều. Xây dựng mô hình cánh đồng lớn, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất muối; gắn kết giữa người sản xuất muối chất lượng cao với các nhà máy chế biến muối thực phẩm, bao tiêu muối cho diêm dân; đề xuất các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng muối.